Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt''
ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Phó hiệu trưởng 2
Kế hoạch năm 2020-2021
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
TRƯỜNG MN QUẢNG THỌ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: / KH- TrMN Quảng Thọ, ngày 10 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Căn cứ hướng dẫn số 109/PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo dục &Đào tạo Quảng Điền về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường về việc thực hiện công tác bán trú.
Trường mầm non Quảng Thọ xây dựng Kế hoạch chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng - Vệ sinh ATTP năm học 2021-2022 cụ thể như sau:
A. Yêu cầu – Chỉ tiêu cần đạt:
-Tỷ lệ huy động trẻ đến trường: Nhà trẻ trên 37,5%, Mẫu giáo trên 97%. Riêng trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%, huy động trên 60% trẻ khuyết tật có khả năng hòa nhập đến lớp tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
-Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ, kể cả dịch bệnh, ngộ độc thức ăn.
-Trẻ tăng cân đều, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng phấn đấu cuối năm:
Nhà trẻ thể nhẹ cân: Dưới 1%, thể thấp còi dưới 3%. Mẫu giáo thể nhẹ cân dưới 3,5%, thể thấp còi dưới 4%. Sử dụng phần mềm trong tính khẩu phần ăn và xuất sổ 3 bước cho trẻ.
-100% trẻ đến trường được cân, đo, theo dõi sức khỏe hằng ngày. Được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng.
-100% trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh văn minh, biết rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đúng quy trình, lau mặt, chải răng đúng cách và bằng nước sạch.
-Tiếp tục nâng cao chất lượng sau khi được công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN.Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.
-Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn, tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường theo Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGDDT.Thực hiện nghiêm túc việc hợp đồng thực phẩm có nguồn gốc.Không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường, tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để tăng khẩu phần ăn, phối hợp với phụ huynh tăng tiền ăn 15,000đ/ngày/trẻ để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
-Chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.Có giải pháp phù hợp, kết hợp hoạt động giáo dục dinh dưỡng, đối với các nhóm, lớp có tỷ lệ trẻ SDD cao cần quan tâm tìm giải pháp hợp lý để hạ thấp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu chung.Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, góp phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.
-Sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định , phù hợp với thực tiễn theo khung chương trình GDMN do Bộ GD-ĐT ban hành.
-Tiếp tục thực hiện nghiêm túc công văn số 1113/SGDDT-GDMN ngày 08/5/2017 của Sở GD&ĐT và công văn số 81/PGDDT ngày 12/5/2017 của Phòng Giáo dục về việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN;tăng cường giám sát các hoạt động diễn ra trong nhà trường xây dựng các nội quy, quy định về đón trả trẻ...nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT và của huyện về ngăn ngừa phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn trong trường học.
-Phối hợp với trạm Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ.Triển khai và thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học.
- Thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án”Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh unh thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”
- Thực hiện theo yêu cầu bộ tiêu chí ban hành theo Quyết định 165/QĐ 165/QĐ-BCĐ ngày 29/8/20120 của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 trong trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các văn bản chỉ đạo của các cấp về nagwn ngừa phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn trường học.
-100% trẻ được tiêm chủng đầy đủ.
-100% trẻ có sổ theo dõi sức khỏe, cân đo hàng quý đối với trẻ 24 tháng đến 5 tuổi, hàng tháng đối với nhà trẻ < 24 tháng;trẻ được theo dõi sức khỏe hằng ngày.
-100% CBGVNV phải khám sức khỏe toàn diện hàng năm, nhân viên cấp dưỡng tham gia lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Thực hiện lưu mẫu thức ăn đúng quy định của Bộ y tế.
-Phấn đấu không để trẻ nằm trực tiếp trên nền nhà, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
-Tiếp tục xây dựng nâng cao chất lượng vườn rau sạch của bé.
-90 - 100% trẻ mẫu giáo có kiến thức cơ bản về vệ sinh, dinh dưỡng.Tùy theo lứa tuổi để đề ra những yêu cầu cần đạt được những mặt sau:
* Đối với nhà trẻ:
- Giáo dục trẻ có nề nếp thói quen ăn uống sạch sẽ, gọn gàng.
- Tập cho trẻ quen dần các món ăn và các loại thức ăn khác nhau biết nhiều loại thức ăn có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh, thông minh, chóng lớn.
* Đối với trẻ mẫu giáo:
1. Phát triển về mặt nhận thức:
- Trẻ nhận biết được ăn nhiều loại thức ăn có lợi cho sức khỏe giúp cơ thể trẻ chóng lớn, thông minh, học giỏi, khỏe mạnh.
- Nhận biết được 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản, biết nguồn thực phẩm cung cấp 4 nhóm dinh dưỡng, biết tác dụng của các chất dinh dưỡng.
- Biết ăn sạch, uống sạch để đề phòng bệnh tiêu chảy, đau bụng, giun sán...
- Biết một số bệnh liên quan đến việc ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
- Biết ăn uống đúng cách sẽ có lợi cho sức khỏe.
- Có ý thức vệ sinh trong ăn uống, văn minh lịch sự, không làm rơi vãi, ăn đúng mức.
2. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết gọi đúng tên các loại thực phẩm, kể tên các món ăn thông thường mà trẻ thích, trẻ biết kể tên các chất dinh dưỡng có trong món ăn.
- Biết nhìn vào tranh kể tên về các loại thực phẩm, món ăn, cách chế biến.
3. Phát triển tình cảm- xã hội:
- Có nề nếp thói quen tốt và hành vi văn minh trong ăn uống, có một số kỹ năng sống đơn giản phù hợp như: Tự phục vụ, biết giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong ăn uống.
- Trẻ hứng thú trong ăn uống kể cả thức ăn mới.
- Biết sử dụng các đồ dùng ăn uống, chế biến được một số món ăn đơn giản( trẻ 4 - 5 tuổi và 5 – 6 tuổi) và thích thú với sản phẩm của mình tạo ra.
- Trẻ ăn nhiều loại thức ăn với nhau không kiêng khem vô lý.
- Trẻ có ý thức tiết kiệm, không làm rơi vãi thức ăn, biết yêu quý và tôn trọng người lao động ( làm ra thực phẩm, chế biến thức ăn), biết yêu quý vật nuôi, cây trồng, có ý thức bảo vệ, chăm sóc môi trường sống.
4. Đối với giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên cấp dưỡng:
- Cần nắm 4 khái niệm cơ bản:
a. Dinh dưỡng là thức ăn mà chúng ta cần ăn và cách thức cơ thể sử dụng chúng.Con người ăn thức ăn để sống, có sức khỏe, có năng lượng để hoạt động và phát triển.
b. Thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng.Mỗi chất dinh dưỡng có tác dụng riêng.Ăn nhiều loại thức ăn để bữa ăn đảm bảo đủ chất, 4 nhóm thức ăn cơ bản cung cấp sự cân bằng các chất trong cơ thể, giúp cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh.
c. Mọi người đều ăn đủ các chất dinh dưỡng nhưng số lượng khác nhau tùy theo nhu cầu.
d. Cách chế biến món ăn ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, sự an toàn, mùi vị, sự ngon miệng.Thực phẩm tươi sống cần được sản xuất, cung cấp, chế biến, ăn uống một cách hợp lý an toàn.
- 100% giáo viên ký cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động.
- 100% giáo viên động viên cho trẻ ăn hết xuất, chú ý ưu tiên đến những trẻ suy dinh dưỡng
- Nhân viên y tế kiểm tra việc tiếp phẩm hằng ngày, kiểm tra vệ sinh, lưu mẫu thức ăn thường xuyên, cập nhật phần mềm dinh dưỡng hằng ngày chính xác.
- 100% cô nuôi ký cam kết đảm bảo VSATTP, không có dịch bệnh xảy ra.
- Thực hiện tốt các chương trình truyền thông sức khoẻ.
- Làm tốt công tác tổ chức khám và quản lý sức khoẻ trong nhà trường.
5. Đối với các bậc cha mẹ:
- Có kiến thức về dinh dưỡng, biết cách chăm sóc trẻ theo khoa học.Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất, các chất dinh dưỡng được cân đối trong bữa ăn, biết được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý của trẻ.
- Biết được lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Biết chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ.Thường xuyên quan tâm trẻ.Theo dõi sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ.
- Biết cách phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em.
- Biết phối hợp với cô giáo trong việc phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ.
B. Biện pháp thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm một cách cụ thể theo: năm, tháng, tuần và thực hiện theo kế hoạch.
- Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại và triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
- Tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác chăm sóc sức khỏe – vệ sinh an toàn thực phẩm như:
- Vận dộng phụ huynh nộp tiền ăn và tiền sữa cho trẻ 14.000đ/ngày/trẻ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
- Thực hiện tốt công tác pha chế sữa Nu ti cho trẻ vào buổi sáng theo đúng công thức.
- Đầu tư trang thiết bị dụng cụ chế biến đảm bảo an toàn, không dùng nhựa tái sinh để đựng thức ăn.
- Các đồ dùng vệ sinh cá nhân trẻ như: khăn mặt, bàn chải, ca, chén, yếm....
- Trang bị áo bảo hộ cho giáo viên, nhân viên cấp dưỡng.
- Tăng cường công tác phòng chống rét cho trẻ, đủ dép đi trong phòng vào mùa đông cho trẻ.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác y tế tại trường.
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, bệnh tay, chân, miệng, sốt xuất huyết, sởi...
- Tăng cường vệ sinh cá nhân trẻ, phòng chống các dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.Gáo dục những thói quen hành vi vệ sinh văn minh.
- Tiếp tục tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng nội quy nhà bếp, tháp dinh dưỡng, bảng giờ ăn, bảng thực đơn đẹp, rõ ràng.
- Thực đơn được xây dựng hàng tuần và thay đổi theo mùa.Chuyên môn phối hợp với nhân viên cấp dưỡng nghiên cứu các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm phổ biến ở địa phương để lên thực đơn, phù hợp với trẻ.Cân đối khẩu phần ăn hàng tuần để cân đối lại tỷ lệ các chất dinh dưỡng kịp thời.Sử dụng phần mềm dinh dưỡng để cân đối khẩu phần ăn cho trẻ trong ngày.
- Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng trong nhà trường bằng nhiều hình thức như: hội họp, cung cấp tài liệu, tham quan học tập...
- Chỉ đạo giáo viên trồng một số rau, cho trẻ đi tham quan vườn rau, chăm sóc rau và kết hợp giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên khối mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ tổ chức tốt hoạt động “Bé tập làm nội trợ”.Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết để phối hợp cùng tham gia.
- Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên.
- Hợp đồng nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon đảm bảo chất lượng cũng như số lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
- Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, lưu mẫu thức ăn hàng ngày một cách nghiêm túc ( ghi rõ ngày, giờ, tên thức ăn, ký tên người lưu mẫu, có đống dấu xác nhận của nhà trường ).
- Tổ chức cân, đo và theo dõi sức khỏe hằng ngày cho trẻ.
+ Cân, đo: Nhà trẻ 12-24 tháng 1 tháng/lần
+ Mẫu giáo, nhà trẻ 24-36 tháng: 3 tháng/lần (đối với trẻ suy dinh dưỡng 1 tháng/lần).
- Tiếp tục xây dựng môi trường thật sự “An toàn – xanh – sạch – đẹp”.
- Tăng cường tuyên truyền với các bậc phụ huynh, các Ban ngành cùng chăm sóc trẻ em để tiêm chủng và khám chữa bệnh cho trẻ.
* Đối với giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên cấp dưỡng:
+ Đối với các nhóm, lớp có kế hoạch lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe – vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động trong ngày một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp chủ đề, đặc điểm, tình hình của nhóm, lớp.Làm bảng tuyên truyền về kiến thức dinh dưỡng để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh.
- Vận động phụ huynh nộp tiền ăn và tiền sữa cho trẻ 15.000 đ/ ngày/ trẻ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
- Có lịch vệ sinh cụ thể và nghiêm túc thực hiện đảm bảo vệ sinh cá nhân cô và trẻ, đặc biệt là nhân viên cấp dưỡng (không được đeo trang sức, không để móng tay dài...).
- Cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn – vệ sinh thực phẩm, chế biến thức ăn an toàn, ngon và hấp dẫn trẻ.Luôn thay đổi món ăn hợp khẩu vị trẻ.
- Nắm danh sách trẻ suy dinh dưỡng phân loại trẻ suy dinh dưỡng để có biện pháp phòng chống kịp thời, hợp lý.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động trong ngày của trẻ một cách phù hợp.
- Xây dựng môi trường “An toàn – Xanh – Sạch – Đẹp” ở các nhóm, lớp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ thông qua: Hội họp, đón trả trẻ, bản tin phụ huynh, các hoạt động trong ngày của trẻ.Để nâng cao chất lượng chuyên đề.Tổ chức tốt giờ ăn mời phụ huynh tham gia.
- Tuyên truyền với phụ huynh những kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ký năng sống cũng như thói quen vệ sinh cá nhân, nếp sống văn minh phòng chống bệnh tay, chân, miệng, dịch sốt xuất huyết, sởi, dịch đỏ mắt, bệnh hô hấp cho trẻ thông qua xem băng, bài viết, bản tin, tranh ảnh, pano, áp phích....
- Cán bộ phụ trách y tế kết hợp với phó hiệu trưởng phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng kiểm tra môi trường các nhóm, lớp, môi trường bếp, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hằng ngày.
- Sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, phù hợp với thực tiễn theo khung chương trình GDMN do Bộ GD-ĐT ban hành.
+ Nhân viên cấp dưỡng tiến hành vệ sinh sạch sẽ đồ dùng để chia, nấu, đựng thức ăn.Vệ sinh sạch sẽ cá nhân trước khi chế biến, chia thức ăn.Vệ sinh phong quang phòng bếp.
- Phân công trách nhiệm về công việc hằng ngày ở bếp ăn rõ ràng, thực hiện một cách nghiêm túc.
- Thực hiện công tác pha chế sữa đúng công thức cho trẻ vào buổi sáng.
- Mang bảo hộ khẩu trang đầy đủ khi thực hiện nhiệm vụ.
- Lên thực đơn phù hợp khẩu vị trẻ, thay đổi theo tuần phù hợp theo mùa, bảo đảm đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
THỜI GIAN |
NỘI DUNG CÔNG VIỆC |
GHI CHÚ |
THÁNG 8 |
- Kiểm kê tài sản các nhóm, lớp, nhà bếp. - Rà soát trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ trên các nhóm, lớp, bếp ăn. - Tham gia lập kế hoạch dự tù kinh phí mua sắm đồ dùng đầu năm học phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để họp phụ huynh. - Phối hợp với BGH phát động hội thi xây dựng môi trường, lớp theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” |
|
THÁNG 9 |
-Họp phụ huynh đầu năm phối hợp thống nhất việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả. - Tham gia ký hợp đồng thực phẩm đảm bảo VSATTP. - Tổ chức cân, đo trẻ quý I. - Tiếp tục bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các nhóm, lớp, bếp ăn. - Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. - Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các nhóm, lớp, bếp ăn. -Tiến hành xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. |
|
THÁNG 10 |
- Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các nhóm, lớp, bếp ăn. - Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, chuyên đề 03 giáo viên, 01 cô nuôi. -Kiểm tra tập huấn PCTNTT, phòng chống dịch bệnh cho tập thể CNGVNV. - Tổ chức cân đo trẻ SDD, trẻ thừa cân và trẻ dưới 24 tháng. - Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích 16/16 nhóm, lớp. |
|
THÁNG 11 |
-Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các nhóm, lớp, bếp ăn. - Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Kiểm tra công tác PCTNTT cho trẻ ở các nhóm, lớp, bếp ăn. - Nắm tình hình sức khỏe trẻ. - Theo dõi việc cấp phát thuốc, hồ sơ y tế. - Chỉ đạo khối mẫu giáo lớn tổ chức Bé tập làm nội trợ. -Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, chuyên đề 03 giáo viên, 01 nhân viên cấp dưỡng. - Kiểm tra công tác phòng chống rét cho trẻ ở các nhóm, lớp. -Tổ chức cân, đo trẻ thừa cân, trẻ SDD và trẻ dưới 24 tháng. - Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp. |
|
THÁNG 12 |
- Chuẩn bị mọi điều kiện để PDG kiểm tra về công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các nhóm, lớp. - Chỉ đạo khối MG Nhỡ tiến hành tổ chức Bé tập làm nội trợ. -Kiểm tra toàn diện 03 giáo viên, chuyên đề 04 giáo viên, 01 nhân viên cấp dưỡng. -Kiểm tra công tác phòng chống rét cho trẻ nhóm, lớp. -Tổ chức cân, đo trẻ đợt II. -Kiểm kê tài sản nhóm, lớp. - Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp. - Kiểm tra bếp ăn |
|
THÁNG 01 |
-Kiểm tra việc lồng ghép các chuyên đề về GD kỹ năng sống, GD môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, phòng chống tai nạn thương tích, phòng ngừa ứng phó giảm nhẹ thiên tai...ở các nhóm, lớp. - Tổ chức sơ kết. -Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, 01 nhân viên cấp dưỡng. -Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở các nhóm, lớp, bếp ăn. - Thực hiện công tác phòng chống ngộ độc cho trẻ trước, sau Tết Nguyên đán. - Tổ chức cân, đo trẻ SDD, thừa cân và trẻ dưới 24 tháng. - Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp. |
|
THÁNG 2 |
- Tổ chức tổng vệ sinh - Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên,01 nhân viên cấp dưỡng. - Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở các nhóm, lớp, bếp ăn. - Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ở đơn vị. -Chỉ đạo khối MG lớn tiến hành tổ chức Bé tập làm nội trợ. - Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ở đơn vị. - Ổn định nắm tình hình trẻ sau Tết. -Kiểm tra công tác thực hiện nội quy ở bếp ăn. - Tổ chức cân, đo trẻ SDD, thừa cân và trẻ dưới 24 tháng. - Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. |
|
THÁNG 3 |
-Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ. - Chỉ đạo công tác tổ chức cân, đo trẻ đợt III. - Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, 01 nhân viên cấp dưỡng. Chỉ đạo khối MG nhỡ tiến hành tổ chức Bé tập làm nội trợ. - Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở các nhóm, lớp, bếp ăn. - Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp. |
|
THÁNG 4 |
-Tiếp tục kiểm tra chất lượng cuối năm về kỹ năng thao tác vệ sinh của trẻ ở các nhóm, lớp, đặc biệt chú ý khâu chăm sóc trẻ trong tháng thay đổi thời tiết. -Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, 01 nhân viên cấp dưỡng.` -Kiểm tra PCTNTT cho trẻ ở các nhóm, lớp. - Đảm bảo tốt công tác VSATTP và phòng chống bệnh. - Tổ chức cân, đo trẻ SDD, thừa cân và trẻ dưới 24 tháng. - Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp. |
|
THÁNG 5 |
-Đánh giá chất lượng chăm sóc trẻ cuối năm. -Tổng kết năm học |
|
Trên đây là kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ năm học: 2021-2022 của trường Mầm non Quảng Thọ.
Hiệu trưởng Người lập KH
Nguyễn Thị Thanh Thủy Phan Thị Thanh Tuyền