Bé chẳng học, lớn làm gì?''

Phó hiệu trưởng 2

Cập nhật lúc : 10:23 07/10/2022  

Kế hoạch năm 2022-2023

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG ĐIỀN

TRƯỜNG MN QUẢNG THỌ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:   /KH-MN

Quảng Thọ, ngày 05  tháng 10  năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ năm học 2022-2023

         

 Căn cứ hướng dẫn số 145/PGDĐT ngày 20 tháng 9 năm 2022  của Phòng Giáo dục &Đào tạo Quảng Điền về hướng dẫn  nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường về việc thực hiện công tác bán trú.

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 trường mầm non Quảng Thọ  xây dựng và triển khai kế hoạch “Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ” đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường như sau:

I. Đặc điểm tình hình

Năm học 2022-2023 toàn trường có 16 nhóm,  lớp, kế hoạch giao 401học sinh; Trong đó; nhà trẻ 104 cháu, mẫu giáo: 297 cháu.Nhà trường tiếp tục thực hiện các văn bản quy định của các cấp về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

1. Số lượng

- Nhà trẻ: 5 nhóm = 104 cháu

- Mẫu giáo: 11 lớp = 297 cháu ( 3 tuổi: 4 lớp, 4 tuổi: 4 lớp, 5 tuổi: 3 lớp)

2. Đội ngũ

- Tổng số CB, GV, NV trong toàn trường là 48 người. Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 03

+ Giáo viên: 35

+ Nhân viên: 10

- Trình độ chuyên môn:

+ Đại học: (CBQL, giáo viên 26, Nhân viên: 01)

+ Cao đẳng: ( giáo viên 9, Nhân viên: 01)

Trung cấp: ( giáo viên: 3, nhân viên 6), 02 nhân viên có trình độ khác.

3. Thuận lợi, khó khăn

a) Thuận lợi:

- Sự chỉ đạo sát sao về nghiệp vụ chuyên môn của phòng GD&ĐT, tạo điều kiện cho CBGV tham dự các lớp tập huấn do Sở, phòng GD&ĐT tổ chức, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho CBGV trong trường;

          - Nhân viên cấp dưỡng đều được tập huấn qua lớp VSATTP và được khám sức khoẻ theo định kỳ;

- Nhà trường tổ chức cho CB, CV, NV trong nhà trường khám sức khỏe trong năm.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nên đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ;

- Nhà trường đã có nhân viên y tế chăm sóc và theo dõi sức khoẻ định kỳ cho trẻ;

- Các bậc phụ huynh học sinh nhiệt tình, ủng hộ vào các hoạt động của nhà trường. Thực hiện đầy đủ nội quy, quy chế, mua sắm đủ đồ dùng bán trú đồ dùng cá nhân cho trẻ.

b) Khó khăn

- Cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với quy định;

- Diện tích nhà bếpở cơ sở 02 còn chật chội chưa đảm bảo, thiết bị tối thiểu các nhóm, lớp dưới 5 tuổi còn thiếu nên công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế;

- Trẻ em trong trường phần lớn là con em nông thôn nên điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hạn chế trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng;

- Số trẻ thừa cân đầu vào khá nhiều.

II. Mục tiêu

- Trong năm học 2022-2023  trường MN Quảng Thọ tiếp tục duy trì 100% các cháu ăn bán trú tại trường, mức ăn được nâng lên 17.000đ/trẻ/ngày, đảm bảo cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng trong khẩu phần ăn của trẻ.

- Phối hợp với cha mẹ trẻ chăm sóc riêng trẻ suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống duới 4% và suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 5% và trẻ thừa cân giảm xuống 3%.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp ăn một chiều, quản lý nghiêm, chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm đầu vào, hợp đồng thực phẩm với những nhà cung cấp rõ địa chỉ (Cơ sở đã có giấy phép kinh doanh, đảm bảo vệ sinh ATTP), giá cả phù hợp với giá ngoài thị trường, xuất nhập lương thực, thực phẩm cần công khai, đủ hồ sơ theo quy định;

- Thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường;

- Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN;

- Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng bệnh cho trẻ;

- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo hướng dẫn chỉ đạo của Phòng giáo dục. Hồ sơ sổ sách được quản lý  không để xảy ra tình trạng tiêu cực trong bán trú;

- Thức ăn của trẻ được cân, theo dõi hàng ngày giữa giáo viên nhận và nhà bếp;

- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dụng cụ phục vụ cho bán trú như: Máy xay thịt, tủ bảo quản thức ăn, tủ đựng đồ dùng sinh hoạt, hệ thống bếp ga.

- Thực hiện nấu ăn đảm bảo quy trình bếp 1 chiều;

- Đảm bảo đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho các trẻ ăn - ngủ tại trường: Phản, chiếu, chăn, gối, trải bàn... đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè;

- Phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em trong nhà trường. Thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra, theo dõi sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức y tế Thế giới (WHO);

- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác y tế  trường học, kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực, để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm. Triển khai Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “ Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”. Chỉ đạo GVCN các lớp có biện pháp tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển về thể chất; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì.

III. Công tác nuôi dưỡng

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Quản lý tốt nguồn thực phẩm

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, có địa chỉ rõ ràng:

STT

Tên thực phẩm

Người cung ứng

Địa chỉ

Giấy phép kinh doanh

Số điện thoại

Ghi chú

1

Gạo

Nguyễn Thị Huệ

Xã Quảng Thọ

Có 

0396829297

 

2

Sữa Nu Tifoor

Trần Văn Độ

Thành Phố Huế

0985940882

 

3

Cá, tôm, thịt lợn, thịt bò, trứng, củ, quả, hàng khô

Hồ Thị Phương Nhung

Xã Quảng Vinh

0934724259

 

4

Ga

Nguyễn Thị Huyền

Xã Quảng Thọ

 Có

0854514591

 

5

Gia vị

Văn Thị Đông

Xã Quảng Thọ

0796543166

 

- Duy trì bếp ăn bán trú đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiêm túc thực hiện việc lưu mẫu thức ăn trong 24/24h.

*Công tác tiếp nhận thực phẩm

- Tiếp phẩm gồm có thủ kho, bếp trưởng, đại diện ban giám sát chế độ ăn dưới sự giám sát của cán bộ phụ trách công tác bán trú.

- Nhiệm vụ của người tiếp phẩm:

+ Kiểm tra chất lượng thực phẩm;

+ Giám sát số lượng khi nhập hàng;

+ Báo cáo lãnh đạo nhà trường khi có hiện tượng khác thường về chất lượng và số lượng để có biện pháp xử lý kịp thời.

b) Quản lý bếp

- Bếp ăn được kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên và đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Thực hiện bếp 1 chiều, chế biến đúng qui trình;

- Bổ sung, trang bị kịp thời đồ dùng phục vụ bếp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên nhà bếp hoàn thành công việc;

- Thùng rác để xa nhà bếp, có nắp đậy;

- Hệ thống thoát nước được khơi thông, không ứ đọng, không có mùi hôi;

- Dụng cụ chế biến thường xuyên cọ rửa, sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định.

2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn

- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ mầm non, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

- Thực đơn thay đổi hàng ngày theo mùa, theo tuần. Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn và nên sử dụng ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm chất béo là bắt buộc), chú trọng cải tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày hợp lý, tăng cường rau xanh cho trẻ trong các bữa ăn; đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ; Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, sẵn có ở địa phương, giá thành rẻ để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ;

- Chế biến thức ăn phù hợp với từng độ tuổi, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn nhằm kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn;

- Giáo viên phải tạo không khí thoải mái trước và trong khi ăn, động viên trẻ ăn chậm, kém ăn;

- Tổ chức làm vườn rau sạch cho trẻ ăn;

- Tổ chức thực hiện bếp ăn 3 ngon trong trường mầm non;

- Không dùng phẩm màu công nghệ trong chế biến thức ăn cho trẻ;

- Các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp phải xem kĩ nhãn mác, thời hạn sử dụng và địa chỉ cụ thể;

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường/ngày/trẻ của Nhà trẻ đảm bảo từ 600 - 651Kcal/trẻ, Mẫu giáo đảm bảo từ 615-726 Kcal/trẻ. Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu P:L:G

+ NT: 13-20; 30-40; 47-50

+ MG: 13-20; 25-35; 52-60

-  Nước uống cần đun sôi và đựng trong bình có nắp đậy kín. Mỗi trẻ 1 cốc riêng và được uống nước đầy đủ;

Bình đựng nước cần để ở vị trí vừa tầm và thuận tiện, cho trẻ khi rót nước, dụng cụ đựng nước uống phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng;

Mùa đông cần ủ nước ấm cho trẻ. Không để trẻ quá khát mới uống hoặc uống 1 lần quá nhiều;

3. Thực hiện nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng

- Thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Quản lý chặt chẽ khẩu phần ăn của trẻ tại đơn vị. Thực hiện việc công khai thực đơn, công khai tiền ăn của trẻ hàng ngày;

- Thực hiện tính định lượng dinh dưỡng hàng ngày của trẻ theo phần mềm có đầy đủ HSSS theo quy định;

- Chế biến đúng thực đơn, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngày của trẻ.

IV. Công tác chăm sóc trẻ

1. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ trong thời gian ở trường;

- Môi trường trong lớp an toàn thân thiện đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụng đảm bảo tính sư phạm, có độ an toàn, không có cạnh sắc, nhọn. Phòng vệ sinh của trẻ được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo không bị trơn trượt, không có mùi hôi khai;

- Nhà trường có cổng và tường rào bao quanh, đồ chơi ngoài trời được kiểm tra và tu sửa thường xuyên, sân chơi của trẻ không bị rêu mốc đảm bảo sạch, đẹp, an toàn.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác đảm bảo an toàn, thực  hiện việc giáo dục kiến thức, kỹ năng về thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường.

2. Chăm sóc sức khỏe

- Phối hợp với trạm Y tế xã Quảng Thọ trong công tác phòng chống dịch bệnh tại đơn vị. Đồng thời nhà trường báo cáo kịp thời với các cấp quản lý khi có dịch bệnh xảy ra;

- Giám sát và phối hợp với giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp, bếp ăn, vệ sinh môi trường. Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại lớp và văn phòng trường;

- Tổ chức bán trú đối với 100% trẻ ở các nhóm, lớp;

- Cán bộ phụ trách công tác bán trú phối hợp với nhân viên y tế và giáo viên các nhóm, lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và béo phì;

- Phối hợp với Trung tâm y tế huyện Quảng Điền tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CB, GV, NV hàng năm;

- Tổ chức giấc ngủ cho trẻ: Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ ngủ chu đáo, sắp xếp phòng ngủ, vị trí nằm cho trẻ phù hợp. Tổ chức cho trẻ ngủ theo đúng thời gian và đúng các yêu cầu cần thiết: Ánh sáng, không khí...Thường xuyên giám sát trẻ ngủ, giáo viên không làm việc riêng;

- Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh bằng các nội dung, hình thức phong phú qua góc tuyên truyền, trao đổi phụ huynh hàng ngày, qua các cuộc họp CMHS...;

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai;

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.

THỜI GIAN

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

THÁNG 8

- Kiểm kê tài sản các nhóm, lớp, nhà bếp.

- Rà soát trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ trên các nhóm, lớp, bếp ăn.

- Tham gia lập kế hoạch dự tù kinh phí mua sắm đồ dùng đầu năm học phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để họp phụ huynh.

- Phối hợp với BGH phát động hội thi xây dựng  môi trường, lớp theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”

 

THÁNG 9

-Họp phụ huynh đầu năm phối hợp thống nhất việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả.

- Tham gia ký hợp đồng thực phẩm đảm bảo VSATTP.

- Tổ chức cân, đo trẻ quý I.

- Tiếp tục bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các nhóm, lớp, bếp ăn.

- Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

- Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các nhóm, lớp, bếp ăn.

-Tiến hành xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

 

THÁNG 10

- Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các nhóm, lớp, bếp ăn.

- Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, chuyên đề 03 giáo viên, 01 cô nuôi.

-Kiểm tra tập huấn PCTNTT, phòng chống dịch bệnh cho tập thể CNGVNV.

- Tổ chức cân đo trẻ SDD, trẻ thừa cân và trẻ dưới 24 tháng.

- Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

- Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích 16/16 nhóm, lớp.

- Hoàn thiện hồ sơ phổ cập để PDG kiểm tra

 

THÁNG 11

-Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các nhóm, lớp, bếp ăn.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

- Kiểm tra công tác PCTNTT cho trẻ ở các nhóm, lớp, bếp ăn.

- Nắm tình hình sức khỏe trẻ.

- Theo dõi việc cấp phát thuốc, hồ sơ y tế.

- Chỉ đạo khối mẫu giáo lớn tổ chức Bé tập làm nội trợ.

-Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, chuyên đề 03 giáo viên, 01 nhân viên cấp dưỡng.

- Kiểm tra công tác phòng chống rét cho trẻ ở các nhóm, lớp.

-Tổ chức cân, đo trẻ thừa cân, trẻ SDD và trẻ dưới 24 tháng.

- Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

- Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp.

- Tổ chức hội thi đồ dùng, đò chơi tự làm.

 

THÁNG 12

- Chuẩn bị mọi điều kiện để PDG kiểm tra về công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các nhóm, lớp.

- Chỉ đạo khối MG Nhỡ tiến hành tổ chức Bé tập làm nội trợ.

-Kiểm tra toàn diện 03 giáo viên, chuyên đề 04 giáo viên, 01 nhân viên cấp dưỡng.

-Kiểm tra công tác phòng chống rét cho trẻ nhóm, lớp.

-Tổ chức cân, đo trẻ đợt II.

-Kiểm kê tài sản nhóm, lớp.

- Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

- Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp.

- Kiểm tra bếp ăn

 

THÁNG 01

-Kiểm tra việc lồng ghép các chuyên đề về GD kỹ năng sống, GD môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, phòng chống tai nạn thương tích, phòng ngừa ứng phó giảm nhẹ thiên tai...ở các nhóm, lớp.

- Tổ chức sơ kết.

-Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, chuyên đề 03 giáo viên,  01 nhân viên cấp dưỡng.

-Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở  các nhóm, lớp, bếp ăn.

- Thực hiện công tác phòng chống ngộ độc cho trẻ trước, sau Tết Nguyên đán.

- Tổ chức cân, đo trẻ SDD, thừa cân và trẻ dưới 24 tháng.

- Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

- Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp.

- Tổ chức giao lưu “Bé khoẻ, bé tài năng cấp huyện”

 

THÁNG 2

- Tổ chức tổng vệ sinh

- Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên,01 nhân viên cấp dưỡng.

- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở  các nhóm, lớp, bếp ăn.

- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ở đơn vị.

-Chỉ đạo khối MG lớn tiến hành tổ chức Bé tập làm nội trợ.

- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ở đơn vị.

- Ổn định nắm tình hình trẻ sau Tết.

-Kiểm tra công tác thực hiện nội quy ở bếp ăn.

- Tổ chức cân, đo trẻ SDD, thừa cân và trẻ dưới 24 tháng.

- Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

- Tham gia Hội thi “Tiếng hát giáo viên và trẻ mầm non”

 

THÁNG 3

-Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

- Chỉ đạo công tác tổ chức cân, đo trẻ đợt III.

- Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, 01 nhân viên cấp dưỡng.

Chỉ đạo khối MG nhỡ tiến hành tổ chức Bé tập làm nội trợ.

- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở  các nhóm, lớp, bếp ăn.

- Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

- Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp.

- Tham gia giao lưu”Bé khỏe, bé tài năng cấp huyện”

 

THÁNG 4

-Tiếp tục kiểm tra chất lượng cuối năm về kỹ năng thao tác vệ sinh của trẻ ở các nhóm, lớp, đặc biệt chú ý khâu chăm sóc trẻ trong tháng thay đổi thời tiết.

-Kiểm tra toàn diện 02 giáo viên, chuyên đề 01 giáo viên,  01 nhân viên cấp dưỡng.`

-Kiểm tra PCTNTT cho trẻ ở các nhóm, lớp.

- Đảm bảo tốt công tác VSATTP và phòng chống bệnh.

- Tổ chức cân, đo trẻ SDD, thừa cân và trẻ dưới 24 tháng.

- Giám sát việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

- Kiểm tra công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 16/16 nhóm, lớp.

 

THÁNG 5

-Đánh giá chất lượng chăm sóc trẻ cuối năm.

-Tổng kết năm học

 

Trên đây là kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ năm học: 2022-2023 của trường Mầm non Quảng Thọ.

         

     

        Hiệu trưởng                                                                  Người lập KH

Nguyễn Thị Thanh Thủy                                              Phan Thị Thanh Tuyền