Trong giáo dục, không có gì đáng ngạc nhiên hơn là lượng ngu dốt mà nó tạo ra dưới dạng chân lý trì trệ "

Nhà trường

Cập nhật lúc : 14:22 09/12/2019  

Kế hoạch năm 2019-2020

PHÒNG GD&ĐT QUẢNG ĐIỀN

TRƯỜNG MN QUẢNG THỌ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- hạnh phúc

 

     Số:   / KH-  MN

            Quảng Thọ, ngày 26 tháng 9 năm 2019

 

                                                  

                          KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019-2020

 
   

 

  Căn cứ hướng dẫn số 111/HD-PGD&ĐT ngày 17/9/2019 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 của bậc học mầm non.

Căn cứ tình hình thực tế địa phương trường mầm non Quảng Thọ đề ra nhiệm vụ năm học 2019-2020 cụ thể như sau:

I. Phương hướng chung

Thực hiện Quyết định 866/QĐ-UBND ngày 04/4/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Kế họach phát triển GDMN giai đoạn 2018-2025; Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025; Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.

Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ CBQL, GV, thực hiện hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường, đổi mới công tác quản lý gắn với thực hiện quy chế dân chủ; đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ;

Huy động trẻ đến trường đạt chỉ tiêu kế hoạch, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN; Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi (PCGDMN5T).

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong nhà trường. Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và chống nguy cơ béo phì cho trẻ trong nhà trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; duy trì việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ ; xây dựng kế hoạch  bồi dưỡng giáo viên;

II. Các chỉ tiêu chủ yếu

         1. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường: Nhà trẻ trên 37%, Mẫu giáo trên 96%; riêng trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%; huy động trên 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập ra lớp, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T;

          2. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: Thể nhẹ cân nhà trẻ còn dưới 2%, mẫu giáo còn dưới 3%; thể thấp còi nhà trẻ và mẫu giáo còn dưới 4,5%; sử dụng hiệu quả phần mềm dinh dưỡng trong nuôi dưỡng chăm sóc trẻ;

          3. 100% nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN hiện hành; có trên 99,5% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non;

          4. 100% trẻ đến trường được được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần; được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng; nâng cao chất lượng sau khi được công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

       5. Sử dụng hiệu quả, tinh gọn các loại hồ sơ sổ sách theo Điều lệ trường mầm non. Ứng dụng CNTT trong xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chức hoạt động có hiệu quả;

        6. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;

       7. Tiếp tục tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị tiến đến xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2020;

III. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

1.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý

Tập trung quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong sơ sở GDMN; nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp trong quản lý giáo dục mầm non. Thực hiện tốt Thông tư số 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến GDMN theo phân cấp quản lý.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường. Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, thực hiện đủ và có chất lượng hoạt động kiểm tra: kiểm tra việc thành lập, tổ chức, xây dựng kế hoạch, xây dựng quy chế hoạt động của trường; kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, nhiệm vụ của giáo viên; việc quản lý, sử dụng các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan); kiểm tra công tác nội bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo và các nội dung liên quan; năm học 2019-2020 tiến hành kiểm tra toàn diện 50% giáo viên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ 100% giáo viên, nhân viên, kiểm tra chuyên đề 50% giáo viên.

Thực hiện công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, tránh hình thức gây áp lực cho giáo viên. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính.

Tổ chức các Hội thi, các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non đảm bảo an toàn, phù hợp, hiệu quả.

Đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực giáo viên, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đánh giá đội ngũ CBGV thực chất, hiệu quả nhằm phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ trong quản lý và trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, cần tránh hình thức và chạy theo thành tích.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, dự toán thu - chi ngân sách đảm bảo đúng hướng dẫn, sát với thực tế, phù hợp với các hoạt động của đơn vị; nghiêm túc chấp hành các quy định về thu - chi tài chính, thực hiện đúng Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định hiện hành. Tổ chức thu đúng, đủ các nguồn thu do nhà nước quy định, thực hiện nghiêm túc các khoản thu, mức thu, quy trình thu và quản lí sử dụng các khoản thu thỏa thuận theo Hướng dẫn 2022/HD-GDĐT ngày 05/9/2019 của Sở Giáo dục Đào tạo Thừa Thiên Huế.

 Thực hiện miễn giảm học phí, cấp bù tiền ăn, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo đúng chế độ quy định, kịp thời. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chi thường xuyên. Đảm bảo tính công khai, minh bạch tài chính hàng kỳ, hàng năm trong quản lý và sử dụng ngân sách theo đúng quy định. Theo dõi và hạch toán đầy đủ thu, chi trên hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị.

Quản lý chặt chẽ các nguồn thu, có đầy đủ chứng từ thu, chi. Thực hiện chi trả chế độ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường theo đúng quy định. Đơn vị tự đánh giá thực hiện công tác quản lý thu, chi tài chính của đơn vị vào tháng 12 hàng năm.

Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ đột xuất kịp thời, thông tin số liệu đủ, chính xác, đúng hạn và có đủ hồ sơ lưu trữ. Tích cực khai thác thông tin, sử dụng văn bản hành chính điện tử, thực hiện việc trao đổi thông tin, báo cáo với Phòng GD-ĐT qua thư điện tử, Email nội bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng website của nhà trường.

          - Duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường 100% đáp ứng tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng nhu cầu gửi con của các bật phụ huynh và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm dinh dưỡng trong chăm sóc, nuôi dưỡng; các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý; lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

- Huy động các nguồn lực để xây dựng môi trường đảm bảo an toàn xanh, sạch, đẹp; tiếp tục  tham mưu đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở Phước Yên ;

- Tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục đáp ứng yêu cầu tại Thông tư 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;

3. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em

 Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu, duy trì tỷ lệ huy động 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi; phấn đấu đạt mục tiêu chung về tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non;

Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/32014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐTngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các lớp dưới 5 tuổi; Thực hiện và duy trì vững chắc chất lượng PCGDMNTE5T. 

* Giải pháp: Tiếp tục điều tra, bổ sung, cập nhật phần mềm phổ cập xóa mù chữ chính xác, đảm bảo thống kê số liệu và lưu trữ dữ liệu phổ cập GDMN 5 tuổi.

          Nhà trẻ: Phấn đấu huy động 94 trẻ/256/ 5 nhóm

          Gồm có: 02 nhóm lớn; 02 nhóm nhỡ; 01 nhóm nhỏ

Đạt tỷ so với trẻ có mặt tại địa phương  36,7 %

Mẫu  giáo: Huy động 302 trẻ/ 11 lớp phấn đấu huy động trẻ địa phương ra lớp 282/291;

Đạt tỷ lệ so với trẻ có mặt tại địa phương 96,9 %

Gồm có: 03 lớp MG lớn; 04 lớp MG nhỡ; 04 lớp MG bé

Riêng trẻ 5 tuổi huy động : 87/88 trẻ đạt tỷ lệ 98.86% (01 trẻ thôn Niêm Phò chưa đến trường)

4. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

4.1. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ GD&ĐT ban hành các quy định, có kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn đảm bảo tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Làm tốt công tác xã hội hóa để xây dựng khuôn viên rào chắn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. xây dựng trường học an toàn về cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ;

Nhà trường xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ;

Thực hiện tốt văn bản chỉ đạo của các cấp về ngăn ngừa phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn trong trường học;

 Thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng trường học an toàn, phòng,chống tai nạn, thương tích trong nhà trường; Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong việc phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại thân thể trẻ em. Có kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị bên trong và bên ngoài nhóm lớp đảm bảo các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ mất an toàn cho trẻ.

4.2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

- Thực hiện công tác nuôi dưỡng đảm bảo VSATTP theo các chỉ tiêu sau:

+ Đẩy mạnh công tác phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh cho trẻ phấn đấu Nhà trẻ thể nhẹ cân 2 %, thể thấp còi dưới 4,5 %; Mẫu giáo thể nhẹ cân dưới 3%, thể thấp còi dưới 4,5%.

+ 100% trẻ có sổ theo dõi sức khỏe, cân đo hàng quý đối với trẻ 24 tháng đến 5 tuổi, hàng  tháng đối với nhà trẻ < 24 tháng; trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần / năm.

+ Tiếp tục duy trì xây dựng nâng cao chất lượng vườn rau sạch của bé.

* Giải pháp:

 - Vận động phụ huynh tăng tiền ăn cho trẻ từ 12.000đ lên  14.000đ/ ngày/ trẻ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

- 100% trẻ đến trường được bán trú, chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao chất lượng chăm sóc bán trú. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, góp phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

- Sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định,

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng bán trú. Ký hợp đồng thực phẩm với các cơ sở có uy tín và đảm bảo chất lượng; thực hiện đúng chế độ ăn của độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.

- Phát huy vai trò của nhân viên y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non. Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016.

Thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”

          Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chuyên đề giáo dục phát triển triển vận động, lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức các hoạt động về tuần lễ dinh dưỡng, ngày hội thể đục thể thao trong các chủ đề thích hợp; tăng cường tích hợp các trò chơi vận động, trò chơi dân gian có yếu tố vận động vào trong các hoạt động hằng ngày.

         4.3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

        Triển khai, quán triệt đến toàn thể CBQL, GVMN về những nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,         Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường,  và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ (lễ phép, lịch sự, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm…), quan tâm  hoạt động phát triển thể chất, hoạt động vui chơi phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi và yêu cầu của nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, chú ý phát triển kỹ năng sống cho trẻ.

Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Tổ chức “Giao lưu Bé với tạo hình” để tham gia giao lưu cấp huyện; Tiếp tục đưa làn điệu dân ca địa phương vào chương trình giáo dục và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.

         Thực hiện phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ATGT, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả,  giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục trẻ.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong quả lý.

* Phấn đấu các chỉ tiêu cụ thể:

- 100 % lớp thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục hiện hành

- 100 % lớp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, lớp học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích.

- Các lớp MG 3-5 tuổi tham gia  ngày hội giao lưu “Bé với tạo hình”  do trường tổ chức

* Giải pháp : Nhà trường tổ chức tốt các Hội thi

- Tổ chức thi “Trang trí lớp”  tháng 9/2019.

- Tổ chức thi “giáo viên dạy giỏi”  tháng 11/2019.

- Tổ chức hội thi thiết bị dạy học tự làm  tháng 12/2019.

- Tổ chức ngày hội giao lưu “Giao lưu Bé với tạo hình” tháng 01/2020

- Tổ chức hội thi thiết bị dạy học tự làm  tháng 02/2020.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên theo quy định, có hiệu quả chất lượng.

- Tổ chức thao giảng, dự giờ để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

- Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, vận động phụ huynh, đồng thời tranh thủ các nguồn lực tài trợ để mua sắm trang thiết bị dạy học.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ.

- Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện chương trình GDMN tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn có chất lượng, thao giảng, hội giảng chuyên đề cho giáo viên. Duy trì và nâng cao chất lượng nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình GDMN: .

5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

Tăng cường xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, phấn đấu cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDMN; không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn.

Phấn đấu 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, có ít nhất 95 % số giáo viên có khả năng khai thác, sử dụng và ứng dụng CNTT; 100% CBQL, giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp, trong đó có 100 % số giáo viên đạt loại khá trở lên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng xếp loại khá trở lên; không có cán bộ quản lý và giáo viên xếp loại yếu, kém.

Giải pháp:

Tổ chức cho 100 % CBQL,GV,NV học tập, quán triệt nghị quyết các Hội nghị của Đảng; bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật các chủ trương của Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đặc biệt về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tham mưu Phòng GD&ĐT bố trí đủ giáo viên. Xác định vị trí việc làm, thực hiện phân công đội ngũ hợp lý, đảm bảo mỗi khối phải có giáo viên nòng cốt, vững chuyên môn.

Thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo, kiến thức pháp luật, các quy định của ngành, trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nề nếp, kỷ cương trường học. Rà soát và bổ sung nội dung thực hiện đạo đức nhà giáo trong quy chế hoạt động của nhà trường.

Tổ chức cho 100% CBQL GV được tập huấn Chương trình GDMN sau khi được tham gia tập huấn tại PGD ; kỹ năng thực hành áp dụng các mô đun ưu tiên trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục và thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn, chú trọng tới việc phát triển Chương trình giáo dục phù hợp với thực tế, xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Nâng cao năng lực CBQL, GVMN ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tham gia và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và GVMN theo Quy chế BDTX; Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục cho CBQL nhà trường hiểu biết, nắm vững và triển khai có hiệu quả các văn bản quy định hiện hành, đặc biệt là đổi mới quản lý giáo dục mầm non.

Tiếp tục quản lý, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GVMN đánh giá chất lượng Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế

Tiếp tục công tác tham mưu các với  các cấp lãnh đạo  đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị để duy trì phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, duy trì số trẻ đến trường đạt kế hoạch đề ra.

Đẩy mạnh công tác XHHGD mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu đầy đủ cho trẻ dưới 5 tuổi, tăng cường thiết bị dạy học tối thiểu cho trẻ dưới 5 tuổi, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng thiết bị đồ dùng đồ chơi đã được trang cấp;

7. Tăng cường công tác ứng dụng CNTT

- Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ; lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn đảm bảo tinh gọn, hiệu quả

-  Thực hiện cập nhật dữ liệu về trẻ, đội ngũ CBQL, giáo viên vào phần mềm CSDL ngành; cập nhật dữ liệu PCGDMNTNT, thực hiện BDTX qua mạng ở trang e-learning GDMN của Bộ GD&ĐT.

8. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN. Tăng cường truyền thông việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, đảm bảo hiệu quả, phù hợp, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng;

- Tiếp tục duy trì những hình thức, nội dung tuyên truyền có hiệu quả, viết bài để đưa tin và tuyên truyền ít nhất 1 lần/tháng.

- Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về kiến thức CSGD trẻ cho các bậc cha mẹ phù hợp với nhiệm vụ của ngành học và điều kiện thực tế của  địa phương. Quan tâm những nội dung quan trọng mang tính thời sự như: Dịch bệnh, VSATTP, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ…

IV. Công tác thi đua:

Nhà trường triển khai sâu rộng các phong trào thi đua của ngành, của nhà trường đến CBGVNV .

- Các chỉ tiêu huy động số lượng; nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; phong trào “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; các hội thi được đưa vào tiêu chí thi đua.

          - 100%  CBGVNV tham gia tốt  phong trào thi đua.

          - 100% CBGVNV  hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

1. Tập thể: Lao động Tiên tiến

2. Cá nhân: - CSTĐCS:   07 người

         - LĐTT:        25 người

V . Kiến Nghị đề xuất:

Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Điền trang cấp thêm thiết bị dạy học cho trẻ dưới 5 tuổi, bàn ghế, sạp ngũ còn thiếu cho nhà trường.

Địa phương quan tâm sữa chữa chống thấm 02 phòng học của cơ sở Phước Yên.

Trên đây là kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của trường mầm non Quảng Thọ. Nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ theo tinh thần chỉ đạo trên, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học ./.

 

Nơi nhận:

- BGH trường

- Tổ trưởng CM

- VT

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Thanh Thủy