In trang

BÀI VIẾT VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG Ở TRƯỜNG MẦM NON
Cập nhật lúc : 10:11 20/03/2019

CÔNG TÁC  CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ

Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG THỌ

        Những năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường Mầm non Quảng Thọ luôn quan tâm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để những “búp măng non” phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần  . Một trong những giải pháp được nhà trường thực hiện : “ CÔNG TÁC NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON  “ Trong  công tác  nuôi dưỡng nhà trường có 7 cô nuôi có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng mầm non. Tất cả các cô nuôi đều được tham gia tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm hằng năm.        

       Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tiếp theo và học suốt đời của trẻ sau này.

          Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non.  Chính vì vậy để công tác chăm sóc  nuôi dưỡng, , giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình  và nhà trường, đây là một thực tế, tạo sự thống nhất, hợp tác, thỏa thuận giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để nhà trường thực hiện công tác nuôi dưỡng , phổ biến kiến thức khoa học cho các bậc cha mẹ trẻ về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tới các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử… Gia đình được ví như một tế bào của xã hội, tế bào đó phát triển như thế nào thì cũng hình thành ở trẻ những nền tảng vững chắc như tế báo đó. Giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là cho trẻ em có đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp trẻ em phát triển hài hòa cả về tinh thần và vật chất, để trẻ em trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước : “ Trẻ em hôm nay ,thế giưới ngày mai  “.

          Nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy trẻ, trong những năm qua. Trường mầm non Quảng Thọ đã quyết tâm vượt qua khó khăn, luôn chú trọng đẩy mạnh công tác nuôi dưỡng , thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ trẻ ở trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.

         Đặc biệt Nhà trường luôn luôn quan tâm luôn quan tâm tới công tác nuôi dưỡng  luôn tạo nguồn rau sạch và tạo môi trường an toàn góp phần cung cấp thực phẩm sạch cho trẻ ăn hàng ngày   . Đồng thời  phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ với cha mẹ trẻ và cộng đồng là những nội dung quan trọng đối với trường mầm non. Năm học, qua từng học kỳ, qua kế hoạch hoạt động tháng, phù hợp, linh hoạt với nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương, điều kiện của nhà trường đã xây dựng thực đơn đa dạng phong phú  thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng  : “ Theo thông tư  28/2016/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo “ và thực hiện phần mềm dinh dưỡng 

*ĐỐI VỚI LỨA TUỔI NHÀ TRẺ

+ Nhóm tuổi Chế độ ăn Nhu cầu khuyến nghị năng lượng cho mỗi trẻ    

- Nhu cầu cả ngày Cung cấp tại cơ sở giáo dục mầm non (Khoảng 60-70% nhu cầu cả ngày)    

- 12 - 18 tháng Cháo & Sữa mẹ 930 - 1000 kcal 600 - 651 kcal    

- 18 - 24 tháng Cơm nát & Sữa mẹ    

- 24 - 36 tháng Cơm thường  

*ĐỐI VỚI NHÀ TRẺ  

+ Gồm  : Hai bữa chính và một bữa phụ.

- Năng lượng phân phối cho các bữa ăn:

- Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.

- Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày.

-Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.

- Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:

- Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.

- Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần

- Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.

- Nước uống: khoảng 0,8 lít – 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).

- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.

*ĐỐI VỚI LỨA TUỔI MẪU GIÁO

- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi: 

       Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1,230 – 1,320 kcal.

         Nhu cầu khuyến nghị năng lượng cung cấp tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày tương đương mức 615 - 726 kcal.

        Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non đối với lứa tuổi mẫu giáo gồm một bữa chính và một bữa phụ. Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:

        Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.

        Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.

        Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần.

        Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).    

        Xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp theo tuần, theo mùa , từng chủ đề 

        Song song ,chế độ ăn như thế nào là đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm    . Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) là công tác rất quan trọng trong cấp học mầm non nên cấp nhà trường đặc biệt quan tâm. Toàn trường có 100% trẻ ăn ở bán trú tại trường , các cháu ăn ngủ có nề nếp .

        Hệ thống bếp ăn bán trú được xây dựng và cải tạo hợp vệ sinh theo quy trình bếp một chiều, có nơi nhận và sơ chế thực phẩm sống, nơi chia thực phẩm chín các khu vực trong bếp được ốp gạch men sạch sẽ, thoáng mát, 

         Ngoài ra, trường đã được Trung tâm y tế huyện về kiểm tra khảo sát và cấp giấy chứng nhận bếp ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

         Để đảm bảo tốt công tác vệ sinh ATTP  

        Vào đầu mỗi năm học, nhà trường đều ký kết hợp đồng cụ thể với người cung cấp thực phẩm các loại có hồ sơ lưu tại trường . Đảm bảo  thực phẩm sạch giúp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng  trong bữa ăn cho trẻ .

          Hàng ngày, bữa ăn của trẻ được công khai trên bảng tài chính  ,giao nhận thực phẩm tay ba rõ ràng .  

          Ở lứa tuổi mầm non cũng một thời gian trẻ tiếp nhận hai nền giáo dục khác nhau của nhà trường và của gia đình động bộ.       

         Để công tác nuôi dưỡng giữa nhà trường và gia đình đạt được kết quả tốt  lồng ghép trong các hoạt động của trường mầm non, góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện trong nhà trường                                                                                                                                                                                                                                                                                                 Quảng Thọ , ngày 20 tháng 3 năm 2019 

                                                                                                                                                                                                                                                                                            Người viết bài 

                                   

                                                                                                              Phan Thị Thanh Tuyền