Kế hoạch của Phó Hiệu trưởng 1 Năm 2017
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN
Năm học: 2017 - 2018
Đơn vị: Trường Mầm non Quảng Thọ
- Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của bậc học mầm non phòng GD&ĐT Quảng Điền.
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của nhà trường, phấn đấu đạt những chỉ tiêu về hoạt động chuyên môn như sau:
A/ Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ:
Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở 12 mẫu giáo và 4 nhóm trẻ.
* Tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp”; “ Đổi mới sáng tạo trong dạy học”; Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong và ngoài nhóm lớp:’ “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học”.
- Hưởng ứng phong trào xây dựng Trường học Thân thiện-An toàn-Xanh-Sạch-Đẹp trong nhà trường cũng như tất cả nhóm lớp, chỉ đạo các nhóm lớp “Trang trí đẹp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm” đẹp, hình ảnh gần gũi trẻ, nội dung phong phú, phù hợp theo chủ đề và độ tuổi, đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải đảm bảo an toàn, trồng cây cảnh cây xanh trong nhóm lớp, thường xuyên vệ sinh đồ chơi sạch sẽ. (có kiểm tra, đánh giá theo từng quý).
- Giáo viên luôn đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt. Yêu thương và tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với trẻ.
- Rèn nề nếp trong học tập, vui chơi, tập cho trẻ tính mạnh dạn tự tin, tích cực hoạt động.
- Tích cực đưa các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca địa phương vào hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ; Tổ chức cho trẻ 4,5 tuổi đi tham quan nghĩa trang Liệt sĩ xã, nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di tích lịch sử ở địa phương.
- Tổ chức thi Trang trí và góc thiên nhiên bên ngoài nhóm lớp; thường xuyên kiểm tra môi trường học tập bên trong nhóm lớp. Tổ chức học tập nhân rộng các lớp thực hiện tốt việc xây dựng môi trường học tập bên trong nhóm lớp.
- Động viên giáo viên tích cực soạn giảng giáo án điện tử.
2. Tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề Phát triển vận động:
Phấn đấu: Có 12/12 lớp và 4/4 nhóm đạt loại tốt.
100% trẻ thích tham gia vào các hoạt động vận động, các trò chơi vận động.
100% nhóm lớp có đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ vận động.
Trẻ nắm được các kỹ năng vận động cơ bản, có kỹ năng khéo léo khi tham gia các vận động tinh.
* Nội dung:
+ Rèn trẻ các kỹ năng vận động cơ bản. các kỹ năng vận động tinh.
+ Tổ chức các trò chơi vận động.
+ Tổ chức các giờ dạo chơi phù hợp với độ tuổi.
+ Tổ chức “Tuần lễ sức khỏe” ở trường mầm non.
+ Tổ chức ngày hội thể dục, thể thao ở trường mầm non.
* Biện pháp:
+ Xây dựng kế hoạch chuyên đề năm học: Căn cứ vào nội dung từng độ tuổi để xây dựng kế hoạch phù hợp với từng nhóm, lớp.
+ Tập huấn, bồi dưỡng lại các kỹ năng vận động cơ bản cho giáo viên.
+ Cung cấp thêm tài liệu cho giáo viên nghiên cứu.
+ Chỉ đạo giáo viên rà soát các đồ dùng vận động còn thiếu để có kế hoạch làm bổ sung thêm cho trẻ hoạt động; Xây dựng góc vận động ở các nhóm lớp.
+ Tăng cường dự giờ, kiểm tra (nhất làm giáo viên còn hạn chế chuyên môn, giáo viên mới)
+ Chỉ đạo giáo viên hàng tháng tổ chức cho trẻ được dạo chơi ngoài trời với các đồ chơi phong phú, hấp dẫn trẻ.
+ Tham mưu với Hiệu trưởng, phối hợp với phụ huynh tổ chức Tuần lễ sức khỏe cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, ngày hội thể dục, thể thao cho 100% trẻ được tham gia.
* Đối với nhóm lớp:
+ Có kế hoạch hàng ngày, tuần, tháng (chủ đề) cụ thể.
+ Chuẩn bị chu đáo các đồ dùng vận động, đồ chơi cho trẻ thực hiện.
+ Nắm được khả năng vận động của từng cá nhân trẻ để có biện pháp giúp đỡ trẻ kịp thời.
+ Sưu tầm thêm một số trò chơi vận động trong dân gian để tổ chức cho trẻ chơi.
3. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động Làm quen văn học, Làm quen chữ viết.
Phấn đấu đạt chỉ tiêu: 11 nhóm lớp xếp loại tốt; 05 nhóm lớp xếp loại khá.
* Nội dung:
+ Dạy trẻ làm quen với các thể loại văn học; chuyện - thơ, ca dao, đồng dao, câu đố…
+ Dạy trẻ biết nghe, hiểu và kể lại chuyện. Tập trẻ kể chuyện sáng tạo, đọc thơ, ca dao, đồng dao thuộc lời, diễn cảm, biết minh họa theo nội dung bài thơ ...
+ Dạy trẻ biết đóng kịch.
+ Trẻ MG 4 tuổi bước đầu làm quen và phát âm được 29 chữ cái.
+ Trẻ MG 5 tuổi nhận biết, phát âm đúng, tô đúng đẹp 29 chữ cái theo mẫu chữ in thường, viết thường. Có một số kỹ năng như cầm bút, tư thế ngồi đúng, cách mở sách...
+ Phát triển các kỹ năng cho trẻ như: Tiền biết đọc, tiền biết viết, kỹ năng nghe nói.
* Biện pháp:
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, đồng thời cần tập trung thực hiện một số nội dung để nâng cao chất lưọng hoạt động như:
+ Tiếp tục bồi dưỡng và bồi dưỡng lại kỹ năng, phương pháp về tầm quan trọng của bộ môn cho đội ngũ giáo viên (nhất là giáo viên còn hạn chế về năng lực, giáo viên mới vào nghề) bằng nhiều hình thức như dự giờ, thao giảng, kiểm tra...
+ Chỉ đạo giáo viên 4,5 tuổi xây dựng môi trường chữ viết, góc thư viện phong phú và phát huy tính tích cực trong việc cho trẻ hoạt động góc, tránh tình trạng mang tính hình thức. Xây dựng “Vườn cổ tích”, tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch, tập cho trẻ diễn rối khi kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học về lịch sử...
+ Chỉ đạo giáo viên dạy lớp 4 tuổi nghiên cứu cách soạn giáo án làm quen chữ cái cho trẻ MG nhỡ một cách phù hợp với trẻ.
+ Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu chuyên môn, suy nghĩ tìm ra các trò chơi mang tính sáng tạo nhằm kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ, phát triển ngôn ngữ, hình thành một số kỹ năng cơ bản giúp trẻ bước vào phổ thông một cách vững vàng.
+ Phát động phong trào sưu tầm, sáng tác thơ chuyện, vẽ tranh chuyện sáng tạo..., làm đồ dùng dạy học, đồ chơi...
+ Chỉ đạo một số giáo viên làm rối để đưa vào kể chuyện tạo hứng thú cho trẻ.
+ Xây dựng một số hoạt động mẫu mời phụ huynh tham dự.
+ Tổ chức hội thi “GV giỏi” cấp trường, tham gia có kết quả cao cấp huyện và tỉnh.
+ Chỉ đạo giáo viên tích cực sưu tầm những hình thức tổ chức hoạt động trong các website MN, nghiên cứu kỹ chương trình GDMN, tổ chức học tập về chương trình GDMN qua sinh hoạt chuyên môn.
* Đối với nhóm - lớp:
+ Có kế hoạch thực hiện hoạt động theo từng chủ đề phù hợp đặc điểm, tình hình nhóm - lớp.
+ Tiếp tục xây dựng môi trường làm quen văn học - chữ viết phong phú Các góc chơi, đồ chơi, cây cảnh, đồ dùng phải có chữ viết. Riêng đối với MG Lớn, MG Nhỡ các giá đồ chơi, đồ dùng phải có nhóm chữ cái trẻ đang học.
+ Có kế hoạch làm đồ dùng dạy học (vẽ tranh thơ, chuyện, sa bàn, rối...) theo chủ đề vào hoạt động LQVH.
+ Có kế hoạch sưu tầm sách báo cũ, lịch làm nhỉều tranh chuyện sáng tạo, tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo, nhất là trẻ MG Lớn; xây dựng góc Cổ tích với nhiều hình ảnh gần gũi, quen thuộc, hấp dẫn trẻ.
+ Suy nghĩ tìm nhiều trò chơi hấp dẫn, sáng tạo phù hợp trẻ, theo tình hình nhóm lớp nhằm kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ.
+ Tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen và tập tô 29 chữ cái.
+ Giáo viên MG nhỡ trao đổi với phụ huynh về hoạt động làm quen chữ viết trẻ độ tuổi 4 tuổi.
+ Vận động phụ huynh photo vở làm quen chữ cái, bé tập tô...để phụ huynh rèn thêm cho trẻ ở nhà.
4. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm:
* Phấn đấu: 9 nhóm lớp xếp loại tốt
7 nhóm lớp xếp loại khá
* Biện pháp:
+ Tham mưu với Hiệu trưởng bố trí khu vực để xây dựng môi trường bên ngoài về Lấy trẻ làm trung tâm.
+ Xây dựng điểm lớp mẫu giáo lớn 1, mẫu giáo nhỡ 1, mẫu giáo bé 1, nhóm trẻ lớp Tân Xuân Lai để các nhóm lớp tham quan học tập.
+ Chỉ đạo tổ trưởng, giáo viên nghiên cứu, tìm tòi các đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động tích cực.
+ Vận động phụ huynh hỗ trợ thêm các đồ dùng, đồ chơi cũ, các nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ chơi cho trẻ chơi.
+ Thường xyên kiểm tra, nhắc nhở kịp thời cách trang trí, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp ở các nhóm lớp.
4. Tiếp tục đầu tư và nâng cao chất lượng các hoạt động: Làm quen với toán, Âm nhạc, Tạo hình, Lễ giáo.
* Tạo hình: Trẻ mẫu giáo có kỹ năng tạo hình tốt; Trẻ nhà trẻ bước đầu làm quen với đất nặn, thao tác cầm bút. Phấn đấu: có 10 lớp đạt loại tốt.
- Tổ chức triển lãm tranh theo các chủ đề.
* Làm quen với toán: Trẻ MG nắm được kiến thức cơ bản về toán, nhận biết được các hình, khối cơ bản (màu sắc, hình dạng, kích thước), định hướng trong không gian, thời gian. MG Nhỡ biết thêm bớt trong phạm vi 5, MG Lớn biết thêm bớt trong phạm vị 10. Phấn đấu: có 08 lớp xếp loại tốt.
* Giáo dục âm nhạc: Trẻ MG biết vận động theo nhạc như vỗ tay theo tiết tấu nhanh chậm, kết hợp, theo phách, nhịp. Trẻ hát đúng nhạc, hát diễn cảm và minh họa các động tác theo lời bài hát cùng cô; Trẻ nhà trẻ biết vỗ tay theo nhịp và vận động minh theo bài hát cùng cô. Phấn đấu: có 13 nhóm - lớp xếp loại tốt; 03 nhóm xếp loại khá.
Đưa làn điệu dân ca địa phương, các trò chơi dân gian vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc.
* Lễ giáo: Trẻ có những hành vi văn hóa, nếp sống văn minh. Phấn đấu: 16 nhóm lớp xếp loại tốt.
* Biện pháp:
+ Có kế hoạch thực hiện hoạt động theo từng chủ đề, tham mưu đầu tư thêm cơ sở vật chất bị hư hỏng để thực hiện như đầu đĩa, trang phục, đồ dùng học tập, tranh ảnh, giá tạo hình...
+ Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao chuyên môn: Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động (đặc biệt là giáo viên tay nghề còn hạn chế về chuyên môn, giáo viên mới vào nghề)
+ Xây dựng môi trường học tập cho trẻ phong phú hơn để trẻ hoạt động một cách tích cực sáng tạo như góc Nghệ thuật, góc học tập - sách bằng cách bổ sung thường xuyên đồ chơi mới, đồ chơi mang tính sáng tạo một cách phù hợp.
+ Tăng cường cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi, tích hợp một cách phù hợp vào các hoạt động khác.
+ Chỉ đạo giáo viên sử dụng nhiều thể loại tạo hình phong phú (dùng vật liệu bằng lá cây, vỏ cây, cánh hoa, vật liệu phế phẩm...) tạo sự hấp dẫn cho trẻ. Cho trẻ làm đồ chơi bằng các vật liệu phế thải.
+ Tổ chức Liên hoan Bé khéo tay. Chỉ đạo giáo viên mẫu giáo thường xuyên rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ như: vẽ, xé dán, nặn; sử dụng bằng các vật liệu khác nhau như lá cây, vỏ cây, củ, quả, ống hút, màu nước, bút màu…để tạo thành bức tranh phong phú về hình thức, đẹp hấp dẫn trẻ.
5. Thực hiện tốt hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non
+ Tiếp tục thực hiện nội dung bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường “Thân thiện-An toàn-Xanh-Sạch-Đẹp”
+ Lồng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động hàng ngày.
+ Hình thành cho trẻ có thói quen biết bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường công tác chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải.
+ Tăng cường trồng nhiều cây cảnh, hoa, cỏ tạo môi trường xanh đẹp trong sân trường.
* Biện pháp:
+ Chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo từng chủ đề.
+ Chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các
hoạt động một cách có hiệu quả, phù hợp từng độ tuổi.
+ Có kế hoạch dự giờ, kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên.
+ Tổ chức hội thi “Thiết bị dạy học tự làm bằng nguyên vật liệu phế thải”; kiểm tra 100% nhóm lớp xây dựng môi trường thân thiện đảm bảo an toàn cho trẻ để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
* Công tác phối hợp cùng phụ huynh:
+ Phối kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ có những thói quen tốt hành vi nếp sống văn minh như không khạc nhổ bừa bãi, biết giữ vệ sinh chung nơi công cộng, vệ sinh cá nhân, không nói to...
+ Phối kết hợp với phụ huynh rèn các kiến thức về giáo dục và bảo vệ môi trường cho trẻ như biết nhặt rác bỏ vào thùng, dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, chăm sóc cây, tiết kiệm nước, điện, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ...
+ Vận động phụ huynh hỗ trợ cây cảnh, dọn cỏ sân trường.
6. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
* Nội dung:
- Giáo dục trẻ có kỹ năng giao tiếp, biết bày tỏ suy nghĩ của mình cho người khác hiểu; biết hợp tác, chia sẻ với bạn.
- Giáo dục trẻ có kỹ năng lắng nghe người khác nói, không ngắt lời khi người khác đang nói; Giáo dục trẻ biết lễ phép với người lớn.
- Giáo dục trẻ biết phòng tránh một số dịch bệnh, biết tự chăm sóc bản thân, biết được những nơi nguy hiểm và hành động nguy hiểm...
* Biện pháp:
+ Chỉ đạo giáo viên tạo điều kiện cho trẻ có điều kiện giao tiếp giữa trẻ với trẻ.
+ Chỉ đạo giáo viên thường xuyên động viên, nhắc nhở trẻ kịp thời.
+ Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường cho trẻ được hoạt động.
+ Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào tất cả các hoạt động học, hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi.
7/ Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả:
* Nội dung:
+ Ích lợi của nguồn năng lượng trong sinh hoạt của con người như thắp sáng, nấu ăn, xem ti vi, dùng máy tính, dùng quạt điện máy giặt, ủi quần áo, xăng dầu cho xe tàu thuyền chuyển động...
+ Ích lợi của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và xã hội, góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm cho môi trường và sức khỏe con người.
* Biện pháp:
+ Chỉ đạo giáo viên thường xuyên giáo dục trẻ các kiến thức về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như không mở cửa khi dùng máy điều hòa, tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng, không mở tủ lạnh trong thời gian dài, tắt ti vi, máy tính khi không sử dụng...
+ Chỉ đạo giáo viên lồng tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các hoạt động trong ngày.
+ Cho trẻ được trải nghiệm trong thực tế.
+ Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả qua trao đổi, họp phụ huynh, bảng tin tuyên truyền. Phối kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ khi ở nhà. Tỏ thái độ không đồng tình khi trẻ chưa sử dụng năng lượng tiết kiệm; giáo dục trẻ kịp thời và thường xuyên.
8/ Giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu
* Nội dung:
+ Các hiểm họa do thiên tai gây ra cho con người như bão lụt, giông sét, sạt lở đất...
+ Kỹ năng trong việc phòng ngừa các hiểm họa do thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Biện pháp:
+ Chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ nhận biết các hiện tượng thời tiết, về nguy cơ của mưa bão, lũ lụt, hạn hán; Cung cấp cho trẻ các dấu hiệu, tác hại các thảm họa hay gặp ở Việt Nam...
+ Chỉ đạo giáo viên cách ứng phó với thảm họa thiên tai, hình thành cho trẻ một số kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình như bình tĩnh, không hoảng loạn, không ra khỏi nhà, không trú ẩn dưới cây khi mưa to, mặc áo phao khi đi thuyền...
+ Chỉ đạo giáo viên chỉ cho trẻ thấy các đồ vật và nơi nguy hiểm như không đến gần nơi chứa nước kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, tránh xa ổ cắm điện và các thiết bị điện, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm, không nghịch phá diêm bật lửa để phòng cháy trong mùa khô hạn....
+ Lồng tích hợp các nội dung phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai vào các chủ đề phù hợp.
9/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục trẻ
+ Vận dụng trò chơi trong chưong trình “Học vui cùng Kidsmart” để làm đồ chơi cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn.
+ Soạn một số giáo án điện tử cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen.
* Biện pháp
+ Chỉ đạo giáo viên khối MG lớn học hỏi một số trò chơi về chương trình Học vui cùng Kidsmart để làm một số đồ chơi cho trẻ chơi.
+ Chỉ đạo một số giáo viên cốt cán tìm tòi trên Website mầm non để soạn một số giáo án điện tử cho trẻ làm quen và thao tác trên máy tính.
10/ Hoạt động vui chơi:
* Yêu cầu:
+ 100% nhóm - lớp đưa trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi của trẻ.
+ 100% các nhóm lớp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ một cách nghiêm túc, không cắt xén thời gian, tổ chức đúng phương pháp, tránh cho trẻ chơi chay.
+ Trẻ chơi một cách sáng tạo, tích cực, tự nguyện và hứng thú, giáo viên không áp đặt gò ép trẻ. Trẻ có kỹ năng chơi.
+ Hoạt động vui chơi được tổ chức bằng nhiều hình thức: Hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động đón trẻ, tích hợp vào hoạt động học.
* Biện pháp:
+ Có kế hoạch chỉ đạo hoạt động vui chơi cho các nhóm lớp theo từng chủ đề, có kế hoạch kiểm tra.
+ Nhóm lớp lên kế hoạch hoạt động vui chơi hàng ngày, tuần theo chủ đề cụ thể.
+ Thường xuyên theo dõi quan sát trẻ chơi để nắm bắt được kỹ năng chơi của trẻ từ đó có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời những hoạt động chơi chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.
+ Có kế hoạch làm thêm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề. Tổ chức hội thi đồ dùng mang tính sáng tạo, kích thích phát triển tư duy của trẻ như làm tranh lôtô, vẽ tranh chuyện sáng tạo, đồ chơi làm quen chữ cái, làm quen với toán…
+ Động viên giáo viên tìm tòi, sáng tác, sưu tầm những trò chơi dân gian phù hợp độ tuổi và tổ chức cho trẻ chơi.
+ Tuyên truyền vận động phụ huynh đóng góp đồ chơi, nguyên vật liệu phế thải làm đồ chơi cho trẻ.
* Các hoạt động khác:
+ Đầu tư có chất lượng các ngày lễ hội: Ngày hội đến trường của Bé, Tết trung Thu, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày Quốc phòng toàn dân, Tổng kết năm học và Quốc tế thiếu nhi.
+ Tích hợp các nội dung giáo dục dinh dưỡng, lễ giáo, dân số, an toàn giao thông vào các hoạt động trong ngày của trẻ.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về kiến thức nuôi dạy con có khoa học, phòng chống các bệnh cho trẻ...bằng nhiều hình thức như qua hội họp phụ huynh, góc tuyên truyền, trò chuyện trao đổi qua giờ đón trả, hội thi “Bé khoẻ - Bé ngoan”, giao lưu “Họa sĩ tí hon” cho trẻ mẫu giáo
B/ Công tác chỉ đạo chuyên môn
Thực hiện tốt công tác tham mưu với hiệu trưởng và chỉ đạo chuyên môn theo nhiệm vụ năm học.
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đề ra.
+ Cùng bàn bạc thảo luận với tổ trưởng chuyên môn, giáo viên phụ trách nhóm-lớp về kế hoạch hoạt động từng tháng, từng chủ đề một cách phù hợp.
+ Có kế hoạch tuyên truyền về các nội dung giáo dục trẻ về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, về ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo, nhất là chuyên đề phát triển vận động...
+ Tham mưu với hiệu trưởng, cùng bàn bạc với tổ trưởng, giáo viên cốt cán nghiên cứu xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ở bên trong và bên ngoài nhóm lớp.
Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với thực tế của nhà trường và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm.
+ Lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
+ Tham mưu với hiệu trưởng tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về thực hiện chương trình MN do Phòng- Sở tổ chức. Cung cấp tài liệu cho giáo viên nghiên cứu.
+ Thường xuyên dự giờ, thăm lớp bồi dưỡng thêm chuyên môn cho giáo
viên mới, còn hạn chế. Phấn đấu nâng số lượng giáo viên khá giỏi ngày càng tăng.
+ Tổ chức thao giảng, sinh hoạt tổ khối chuyên môn có chất lượng:
Thao giảng 2lần/giáo viên/năm
Sinh hoạt tổ khối chuyên môn: 2lần/tháng
+ Tổ chức hội thi “Giáo viên giỏi”, bồi dưỡng giáo viên tham gia đạt giải cao hội thi giáo viên giỏi các cấp.
+ Thường xuyên kiểm tra giáo án để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế trong chuyên môn.
+ Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ: có 4/8 giáo viên nhà trẻ và 11/22 giáo viên mẫu giáo được kiểm tra toàn diện; 25/30 giáo viên được kiểm tra chuyên đề 01 lần/năm; kiểm tra đột xuất: 1 đến 2 lần/giáo viên/tháng; Kiểm tra hồ sơ 100% o viên: 1 lần/tháng (tùy theo tình hình thực tế)
+ Tham mưu với hiệu trưởng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các nhóm lớp dưới 5 tuổi.
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động: LQ với toán, Tạo hình, Âm nhạc, Lễ giáo.
+ Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức hội thi Thiết bị dạy học về hoạt động Âm nhạc; Triển lãm tranh theo chủ đề cho trẻ MG. Khảo sát có chất lượng các lĩnh vực phát triển của trẻ cuối năm để đánh giá chất lượng giáo viên.
+ Tiếp tục xây dựng môi trường “Thân thiện- An toàn - Xanh - Sach - Đẹp”, môi trường chữ viết cho trẻ 4,5 tuổi. Chỉ đạo giáo viên mẫu giáo lớn đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn, cuối chủ đề kịp thời, đúng thực chất.
+ 100% giáo viên có đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Tổ chức phổ biến kinh nghiệm hay để giáo viên học tập rút kinh nghiệm.
Quảng Thọ, ngày 15 tháng 9 năm 2017
HIỆU TRƯỎNG P.HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thanh Thủy Nguyễn Thị Bích Nhiên
Bản quyền thuộc Trường mầm non Quảng Thọ
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn-qtho.quangdien.thuathienhue.edu.vn/